Chính trị học

Giới thiệu chung

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
      -Tên chuyên ngành đào tạo:
          +Tiếng Việt: Chính trị học
          +Tiếng Anh: Political Science
      - Mã số  chuyên ngành đào tạo: 60 31 02 01
      -Tên ngành đào tạo:
          +Tiếng Việt: Chính trị học
          +Tiếng Anh: Political Science
      -Trình độ đào tạo: Thạc sĩ
      -Thời gian đào tạo: 2 năm
      -Tên văn bằng tốt nghiêp:
          +Tiếng việt: Thạc sĩ ngành Chính trị học
          +Tiếng Anh: The Degree of Master in Political Science
      - Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.
2. Mục tiêu của chương trình đào tạo
2.1. Mục tiêu chung
          - Chương trình đào tạo bậc thạc sĩ định hướng nghiên cứu chuyên ngành Chính trị học có mục tiêu chung là đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học, vừa đảm bảo tính cơ bản và hiện đại, chuyên sâu về chính trị học, phù hợp với thực tiễn phát triển của Đất nước trong điều kiện mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới; có ý thức sẵn sàng và có năng lực hành động góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ vững chắc độc lập và chủ quyền quốc gia, xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
          - Trang bị cho học viên những kiến thức tương ứng với bậc đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học, vừa đảm bảo tính cơ bản và hiện đại, vừa mở rộng và nâng cao so với bậc cử nhân, phù hợp với thực tiễn chính trị-xã hội của Đất nước trong điều kiện mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới;
          - Kết thúc khoá học, học viên không chỉ được nâng cao về kiến thức, kĩ năng và trình độ nghiệp vụ chuyên môn, về phẩm chất đạo đức, về lập trường và bản lĩnh chính trị đáp ứng được những yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh mở cửa, hội nhập khu vực và quốc tế;
          Trang bị cho học viên phương pháp nghiên cứu khoa học chung, phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, cùng những kĩ năng nghiệp vụ chuyên môn để người học có khả năng độc lập, sáng tạo trong nghiên cứu và giảng dạy về Chính trị học cũng như trong hoạt động thực tiễn chính trị - xã hội ở cương vị công tác được đảm nhiệm;
          - Trong khi theo học bậc thạc sĩ tại trường, học viên có thể tham gia nghiên cứu các hướng đề tài cơ bản sau đây:
          + Những vấn đề lý thuyết cơ bản của chính trị học;
          + Những vấn đề về lịch sử chính trị Việt Nam và đời sống chính trị Việt Nam đương đại;
          + Các lí thuyết chính trị hiện đại và ứng dụng của chúng trong đời sống chính trị;
          + Quan hệ chính trị quốc tế;
          + Chính trị so sánh các quốc gia và khu vực;
          + Vấn đề an ninh và xung đột trong đời sống chính trị quốc gia và quốc tế;
          + Chính trị và phát triển xã hội;
          .v.v..
3. Thông tin tuyển sinh
3.1 Hình thức tuyển sinh
         Thi tuyển với các môn thi sau đây:
          - Môn thi cơ bản: Chính trị học đại cương
          - Môn thi cơ sở: Lịch sử học thuyết chính trị
          - Ngoại ngữ: một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc.
3.2. Đối tượng tuyển sinh
          Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
          - Có lí lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
          - Có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với ngành Chính trị học; Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành gần và chứng chỉ lớp bổ túc kiến thức (25 tín chỉ) để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành chính trị học.
3.3. Danh mục các ngành phù hợp, ngành gần:
Ngành phù hợp: Xây dựng đảng và chính quyền nhà nước, Quản lý nhà nước, Quan hệ quốc tế hoặc các ngành có nội dung và thời lượng học tập của khối kiến thức ngành khác nhau dưới 10% so với ngành chính trị học.
 Ngành gần: Giáo dục Công dân, Giáo dục Chính trị, Giáo dục Quốc phòng - An ninh, Quốc tế học, Đông phương học, Đông Nam Á học, Trung Quốc học, Nhật Bản học, Hàn Quốc học, Khu vực Thái Bình Dương học, Triết học, Lịch sử, Văn hóa học, Kinh tế, Kinh tế quốc tế, Xã hội học, Nhân học, Tâm lý học, Báo chí, Truyền thông quốc tế, Quan hệ công chúng, Khoa học quản lý, Luật,  Quản lý nhà nước về an ninh trật tự hoặc các ngành có nội dung và thời lượng học tập của khối kiến thức ngành khác nhau từ 10% - 40% so với ngành chính trị học.
3.4. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức
          Chương trình bổ túc kiến thức cho các đối tượng ngành gần để dự thi vào chương trình đào tạo thạc sĩ Chính trị học có số lượng tín chỉ phải tích lũy là 25 (Bắt buộc: 17 TC; Tự chọn: 8 TC), và có danh mục các học phần bổ túc kiến thức như sau:

TT

Học phần

Số tín chỉ

Ghi chú

Bắt buộc

17

 

  1.  

Chính trị học đại cương

3

 

  1.  

Lịch sử học thuyết chính trị

5

 

  1.  

Quan hệ chính trị quốc tế

3

 

  1.  

Nhập môn Hồ Chí Minh học

3

 

  1.  

Hệ thống chính trị VN

3

 

Tự chọn

8/21

 

  1.  

Chính trị và chính sách

3

 

  1.  

Chính trị và Truyền thông

3

 

  1.  

Nhà nước pháp quyền

3

 

  1.  

Chính trị học so sánh

3

 

Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng văn hóa, đạo đức, con người mới Việt Nam

3

 

  1.  

Phụ nữ, chủ nghĩa nữ quyền và chính trị

2

 

  1.  

Văn hóa chính trị Việt Nam

2

 

  1.  

Chính trị VN – Những vấn đề cơ bản

2

 

Tổng số:

25

 

 

Khung chương trình

Chuẩn đầu ra

1
Bạn cần hỗ trợ tuyển sinh?