Châu Á học

Chuẩn đầu ra

1. Về kiến thức và năng lực chuyên môn
1.1. Về kiến thức

1.1.1.Kiến thức chung trong ĐHQGHN

- Hiểu rõ và trình bày được thế giới quan, phương pháp luận triết học Mác – Lênin. Đây sẽ là nền tảng quan trọng giúp các học viên nâng cao trình độ nhận thức về cách tiếp cận khoa học, hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, nắm vững được các vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học;

- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ cơ bản với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tối thiểu tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

1.1.2. Kiến thức cơ sở và chuyên ngành

- Làm chủ kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo; có tư duy phản biện; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo;

- Đối với kiến thức cơ sở, người học có thể vận dụng phương pháp nghiên cứu khu vực, phương pháp tiếp cận liên ngành, phương pháp phân tích định lượng, phương pháp thống kê, đối chiếu so sánh liên ngôn ngữ, liên văn hoá khi tiếp cận nghiên cứu các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn về Khu vực học, Châu Á học nói chung và từng quốc gia nói riêng;

- Đối với kiến thức chuyên ngành, người học sẽ hiểu rõ, trình bày được những kiến thức mang tính hệ thống, toàn diện gồm học phần thuộc các lĩnh vực lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại của khu vực châu Á nói chung và các quốc gia trong khu vực nói riêng. Đây sẽ là cơ sở quan trọng, cung cấp phương pháp nghiên cứu và những kiến thức chung, mang tính cập nhật, thời sự về Đông Phương học, Khu vực học, Châu Á học, giúp cho người học có cái nhìn hệ thống, toàn diện, nâng cao hiểu biết về các quốc gia ở châu Á và đánh giá được các vấn đề trong mối tương quan với trường hợp của Việt Nam;

- Sau khi hoàn thành khoá học, ngoài những kiến thức chuyên ngành, học viên còn được trang bị bổ sung kiến thức ngoại ngữ trong nghiên cứu khoa học, có năng lực sử dụng ngoại ngữ trong công tác nghiên cứu tài liệu, đọc tài liệu và các kỹ năng khác như giao tiếp, thảo luận, trình bày phát biểu tại hội thảo khoa học...

1.1.3. Yêu cầu đối với luận văn tốt nghiệp

- Đánh giá luận văn thạc sĩ chuyên ngành thạc sĩ châu Á học được thực hiện đầy đủ theo "Quy chế Đào tạo thạc sĩ tại Đại học Quốc gia Hà Nội" ban hành năm 2015, (Kèm theo quyết định Ban hành Quy chế đào tạo thạc sĩ tại Đại học Quốc gia Hà Nội số 4668/QĐ-ĐHQGHN). Do đặc thù của ngành học là nghiên cứu khu vực châu Á nên các tiêu đề của luận văn đều hướng tới mục tiêu nghiên cứu về khu vực học;

- Đề tài luận văn do học viên trao đổi cùng người dự kiến phân công hướng dẫn xác định và được bộ môn hoặc hội đồng khoa học và đào tạo của đơn vị đào tạo thông qua, được thủ trưởng đơn vị đào tạo ra quyết định giao đề tài và người hướng dẫn;

- Học viên phải trình bày nội dung, kế hoạch nghiên cứu đề tài luận văn trước đơn vị chuyên môn chậm nhất 1 tháng sau khi nhận đề tài luận văn. Kết quả đánh giá báo cáo là điều kiện để xem xét việc đề nghị cho bảo vệ luận văn;

- Kết quả nghiên cứu trong luận văn phải là kết quả lao động của chính học viên, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác. Phải tường minh và hợp pháp trong việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác;

- Nội dung luận văn phải thể hiện được các kiến thức về lí thuyết và thực hành trong lĩnh vực chuyên môn, phương pháp giải quyết vấn đề đã đặt ra. Các kết quả của luận văn phải chứng tỏ tác giả đã biết vận dụng phương pháp nghiên cứu và những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập;

- Luận văn có khối lượng khoảng 70 trang A4, có thể nhiều hoặc ít hơn tùy đặc thù lĩnh vực nghiên cứu của luận văn nhưng không quá 120 trang, được chế bản theo mẫu quy định chung của Đại học Quốc gia Hà Nội. Bản thông tin luận văn có khối lượng khoảng 3 đến 5 trang (300 đến 500 chữ) bằng tiếng Việt và tiếng Anh trình bày những nội dung cơ bản, nội dung mới và đóng góp quan trọng nhất của luận văn.

1.2. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn.

2. Về kỹ năng
2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
- Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực được đào tạo;
- Kỹ năng nghiên cứu và khám phá vấn đề: thành thục các kỹ năng phát hiện vấn đề và đặt câu hỏi mang tính phản biện; có khả năng điều tra, thu thập thông tin, tài liệu và phân loại, xử lý một cách hệ thống; vận dụng thành thạo các kỹ năng triển khai nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề đặt ra; có năng lực trình bày quan điểm khoa học của mình bằng văn bản một cách mạch lạc;
- Kỹ năng lập luận lô-gíc và đề xuất giải pháp: có khả năng hệ thống hóa thông tin và xâu chuỗi vấn đề; thành thục các kỹ năng phân tích, tổng hợp và lựa chọn vấn đề trọng tâm; có thể đề xuất giải pháp cho các vấn đề dựa trên kết quả nghiên cứu độc lập;
  • Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn: có hiểu biết về lịch sử, văn hóa, địa lý, kinh tế, xã hội các nước phương Đông và đất nước học trong chuyên ngành; có khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp và vận dụng những kiến thức đã học để lý giải những vấn đề về lịch sử, văn hóa, địa lý, kinh tế, xã hội ở các nước châu Á và tăng cường hiểu biết giữa Việt Nam và các nước châu Á, ở mức độ nào đó, có thể liên hệ với trường hợp của các nước phương Tây; nắm vững và có khả năng sử dụng các kỹ năng xử lý thông tin, tra cứu, tiếp cận, đọc hiểu tư liệu bằng ngoại ngữ theo chuyên ngành đã học; vận dụng cách nhìn so sánh để đưa ra những kiến giải mới về các vấn đề lịch sử, văn hóa, địa lý, kinh tế, xã hội của các nước châu Á, đồng thời chỉ ra được những kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề của Việt Nam; có khả năng vận dụng kiến thức ngoại ngữ chuyên ngành phục vụ trong học tập và nghiên cứu.
2.2. Kỹ năng bổ trợ
  • Kỹ năng tư duy: có khả năng tư duy, nhìn nhận vấn đề và có thể phản biện ý kiến của người khác một cách khoa học và hệ thống;
  • Kỹ năng tự chủ, sáng tạo: luôn thể hiện sự sẵn sàng và khả năng làm việc độc lập; biết cách đưa ra chính kiến một cách hợp lý; có khả năng tự thích ứng với sự thay đổi của môi trường sống và làm việc; luôn có tinh thần hội nhập và học tập suốt đời và có khả năng làm việc một cách sáng tạo;
  • Kỹ năng giao tiếp cơ bản: biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác; trình bày suy nghĩ, chính kiến của mình một cách mạch lạc, dễ hiểu; hiểu các phép lịch sự trong giao tiếp ứng với mỗi nền văn hoá khác nhau; biết cách giao tiếp và tạo mối quan hệ hữu nghị với những người xuất thân từ các nền văn hóa khác nhau, đặc biệt là các nước châu Á;
  • Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản: có khả năng viết soạn thảo các văn bản khác nhau ứng với mỗi nội dung, tình huống và đối tượng tiếp nhận và có khả năng diễn đạt, truyền tải thông tin bằng tiếng Việt một cách mạch lạc, dễ hiểu, khúc triết;
  • Kĩ năng ngoại ngữ chuyên ngành: có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu về hầu hết các chủ đề trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn; có thể trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện một vấn đề kỹ thuật bằng ngoại ngữ;
  • Kỹ năng làm việc theo nhóm: xác định được quy trình làm việc theo nhóm; biết cách lựa chọn các thành viên; biết cách phát huy điểm mạnh của các thành viên và có đủ kỹ năng giao tiếp để có thể hòa đồng với các thành viên trong nhóm;
  • Kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp và phát triển các mối quan hệ xã hội; biết cách quan tâm đến những người xung quanh; luôn thể hiện sự sẵn sàng hợp tác cùng những người xung quanh; biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp; iết cách tạo ra sự hòa đồng và quan hệ tin cậy với đồng nghiệp; sẵn sàng trao đổi thẳng thắn, góp ý, trao đổi với đồng nghiệp khi cần thiết và biết cách xây dựng mạng lưới giao tiếp ngoài xã hội.
3. Chuẩn về phẩm chất đạo đức
3.1. Trách nhiệm công dân
  • Có thể nhận thức và ứng xử theo các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức;
  • Luôn có ý chí hướng thiện;
  • Biết cảm thông, chia sẻ, hòa đồng với mọi người;
  • Luôn trung thực, trung thành và giữ gìn uy tín, phẩm cách cá nhân;
  • Tuân thủ pháp luật và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;
  • Có tinh thần hoạt động đóng góp cho sự phát triển của xã hội;
  • Có tinh thần đấu tranh cho công bằng, dân chủ, văn minh của xã hội;
  • Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc;
  • Có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hóa các nước phương Đông và trên thế giới.
3.2. Đạo đức, ý thức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ
  • Luôn chăm chỉ, nhiệt tình, say mê, sáng tạo trong công việc;
  • Luôn có trách nhiệm với công việc của mình;
  • Có cách hành xử chuyên nghiệp tại nơi làm việc;
  • Có tác phong làm việc một cách chủ động, độc lập và chuyên nghiệp.
3.3. Thái độ tích cực, yêu nghề
  • Người học có thể phát huy năng lực trong công tác nghiên cứu, ứng dụng các vấn đề về khu vực học ở các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức đối ngoại, an ninh, thông tấn báo chí, các doanh nghiệp trong và ngoài nước...;
  • Người học sau khi tốt nghiệp sẽ được nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực nghiên cứu các vấn đề thuộc khu vực châu Á, khả năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề về thực tiễn;
  • Người học có thể phát huy được năng lực nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về châu Á học với tư cách là một khoa học đa ngành và liên ngành, những vấn đề thuộc phạm vi khoa học xã hội và nhân văn của một nước châu Á hoặc một nhóm nước, hay một khu vực lãnh thổ, vùng miền trong khu vực châu Á liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của mình, nhất là vấn đề liên quan đến lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và quan hệ quốc tế...
4. Vị trí việc làm học viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
Người tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Châu Á học có thể đảm nhận những công việc và vị trí việc làm sau đây:
  • Làm công tác nghiên cứu về châu Á từ góc độ nghiên cứu khu vực học tại các viện hoặc trung tâm nghiên cứu; giảng dạy chuyên ngành tại các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông; làm chuyên viên tư vấn cho các cơ quan tổ chức ở các địa phương, tỉnh, thành phố trong nước hay các cơ quan nước ngoài;
    • Đảm nhận vị trí lãnh đạo, quản lý công tác hợp tác quốc tế và công việc liên quan đến chuyên ngành tại các cơ quan ngoại giao, cơ quan an ninh, cơ quan thông tấn, văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ; làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
          Những người có học vị Thạc sĩ Châu Á học có thể học tiếp nghiên cứu sinh để nhận học vị Tiến sĩ Đông Nam Á hoặc Tiến sĩ Trung Quốc hoặc học nghiên cứu sinh ở nước ngoài.
6. Các chương trình, tài liệu chuẩn quốc tế mà đơn vị đào tạo tham khảo để xây dựng chương trình đào tạo.
          Chương trình đào tạo tham khảo chương trình đào tạo của các trường có tên trong danh sách dưới đây.
 
Stt
Tên
chương trình đào tạo
Tên văn bằng
sau khi
tốt nghiệp
Tên cơ sở đào tạo,
nước đào tạo
Xếp hạng của cơ sở đào tạo
1 Asian Studies M.A in Asian Studies University of California, Berkeley (USA) 21 (QS)
10 (Time)
2 Asian Studies M.A in Asian Studies Cornell University (USA) 15 (QS)
20 (Time)
 

Giới thiệu

Khung chương trình

1
Bạn cần hỗ trợ tuyển sinh?