Thông tin tuyển sinh

Thông báo tuyển sinh sau đại học đợt 1 năm 2020

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo tuyển sinh sau đại học đợt 1 năm 2020 với 42 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 30 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ.

1. Thời gian tuyển sinh:
Đợt 1 thi tuyển thạc sĩ vào các ngày 11 và 12/4/2020,  tổ chức đánh giá hồ sơ chuyên môn đào tạo tiến sĩ từ ngày 11/4 đến 24/4/2020.
Lịch tuyển sinh chi tiết:
Trình độ Công việc Thời gian
Thạc sĩ Tập trung thí sinh, thi môn Cơ bản Sáng thứ Bảy, 11/4/2020
Thi môn Cơ sở Chiều thứ Bảy, 11/4/2020
Thi môn Ngoại ngữ Sáng Chủ nhật, 12/4/2020
Tiến sĩ Xét tuyển tiến sĩ Từ ngày 11/4 đến 24/4/2020
 
 
2.  Các chuyên ngành và môn thi tuyển:
2.1. Bậc Thạc sĩ (Cao học)
 
TT Ngành/Chuyên ngành Môn Cơ bản Môn Cơ sở Môn Ngoại ngữ
  1.  
Báo chí học          Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu truyền thông đại chúng Lý luận báo chí truyền thông Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Báo chí học          (định hướng ứng dụng) Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu truyền thông đại chúng Lý luận báo chí truyền thông Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Châu Á học Đại cương văn hóa Việt Nam Văn hóa-văn minh phương Đông Một trong 7 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật, Hàn
  1.  
Chính sách công Luật Hành chính Khoa học chính sách Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Chính trị học Chính trị học đại cương Lịch sử học thuyết chính trị Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Chính trị học (định hướng ứng dụng) Chính trị học đại cương Lịch sử học thuyết chính trị Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Chủ nghĩa xã hội khoa học Triết học Mác Lênin cho chuyên triết Chủ nghĩa xã hội khoa học đại cương Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Công tác xã hội Công tác xã hội đại cương Hành vi con người và môi trường xã hội Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Công tác xã hội (định hướng ứng dụng) Công tác xã hội đại cương Hành vi con người và môi trường xã hội Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Du lịch Đại cương văn hóa Việt Nam Cơ sở du lịch học Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Hán - Nôm            Văn tự học Hán Nôm Hán Nôm cơ sở Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Hồ Chí Minh học Chính trị học đại cương Lịch sử học thuyết chính trị Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Khảo cổ học Phương pháp luận sử học Lịch sử Việt Nam Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Khoa học quản lý Lịch sử tư tưởng quản lý Khoa học quản lý đại cương Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Khoa học thông tin-thư viện Thư viện học đại cương Thông tin học Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Khoa học thông tin-thư viện (định hướng ứng dụng) Thư viện học đại cương Thông tin học Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam       Phương pháp luận sử học Lịch sử Việt Nam Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Lịch sử thế giới Phương pháp luận sử học Lịch sử Việt Nam Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Lịch sử văn hóa Việt Nam Phương pháp luận sử học Lịch sử Việt Nam Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Lịch sử Việt Nam                                 Phương pháp luận sử học Lịch sử Việt Nam Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Lưu trữ học Công tác văn thư Lý luận và phương pháp công tác lưu trữ Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Lưu trữ học (định hướng ứng dụng) Công tác văn thư Lý luận và phương pháp công tác lưu trữ Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Lý luận văn học Lý luận văn học Văn học Việt Nam Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Lý luận, lịch sử điện ảnh-truyền hình Đại cương văn hóa Việt Nam Nhập môn nghệ thuật học Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Ngôn ngữ học Ngôn ngữ học đại cương Cơ sở Việt ngữ học Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Nhân học Các dân tộc và chính sách dân tộc ở Việt Nam Nhân học đại cương Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Quan hệ quốc tế Lịch sử quan hệ quốc tế Quan hệ đối ngoại Việt Nam từ năm 1945 đến nay Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Quản lý khoa học và công nghệ Lý thuyết hệ thống Khoa học luận Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Quản lý khoa học và công nghệ (định hướng ứng dụng) Lý thuyết hệ thống Khoa học luận Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Quản lý văn hóa Cơ sở văn hóa Việt Nam Lịch sử Việt Nam Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Quản trị văn phòng Quản trị học Quản trị văn phòng Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Quản trị báo chí truyền thông (định hướng ứng dụng) Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu truyền thông đại chúng Lý luận báo chí truyền thông Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Tâm lý học Tâm lý học đại cương Tâm lý học xã hội Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Tâm lý học lâm sàng (định hướng ứng dụng) Tâm lý học đại cương Tâm lý học lâm sàng đại cương Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Tôn giáo học Tôn giáo học đại cương Tôn giáo, tín ngưỡng: Những vấn đề lí luận và thực tiễn Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Tôn giáo học (định hướng ứng dụng) Tôn giáo học đại cương Tôn giáo, tín ngưỡng: Những vấn đề lí luận và thực tiễn Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Triết học Triết học Mác Lênin cho chuyên triết Lịch sử triết học Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Văn học dân gian Lý luận văn học Văn học Việt Nam Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Văn học nước ngoài Lý luận văn học Văn học Việt Nam Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Văn học Việt Nam Lý luận văn học Văn học Việt Nam Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Việt Nam học Nhập môn Việt Nam học Cơ sở văn hóa Việt Nam Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
  1.  
Xã hội học Phương pháp nghiên cứu xã hội học Lịch sử xã hội học Một trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức
Nội dung đề cương môn thi:
+ Môn thi cơ bản: XEM TẠI ĐÂY
+ Môn thi cơ sở: XEM TẠI ĐÂY
+ Dạng thức đề thi môn ngoại ngữ: XEM TẠI ĐÂY
 
2.2. Bậc Tiến sĩ (Nghiên cứu sinh)
 
TT Các ngành tuyển sinh Phương thức xét tuyển Yêu cầu về Ngoại ngữ
  1.  
Báo chí học Đánh giá Hồ sơ chuyên môn Xem mục 6.1
  1.  
Chính trị học Đánh giá Hồ sơ chuyên môn Xem mục 6.1
  1.  
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Đánh giá Hồ sơ chuyên môn Xem mục 6.1
  1.  
Chủ nghĩa xã hội khoa học Đánh giá Hồ sơ chuyên môn Xem mục 6.1
  1.  
Công tác xã hội Đánh giá Hồ sơ chuyên môn Xem mục 6.1
  1.  
Du lịch Đánh giá Hồ sơ chuyên môn Xem mục 6.1
  1.  
Đông Nam Á học Đánh giá Hồ sơ chuyên môn Xem mục 6.1
  1.  
Hán Nôm Đánh giá Hồ sơ chuyên môn Xem mục 6.1
  1.  
Hồ Chí Minh học Đánh giá Hồ sơ chuyên môn Xem mục 6.1
  1.  
Khảo cổ học Đánh giá Hồ sơ chuyên môn Xem mục 6.1
  1.  
Khoa học thông tin – thư viện Đánh giá Hồ sơ chuyên môn Xem mục 6.1
  1.  
Lí luận văn học                                      Đánh giá Hồ sơ chuyên môn Xem mục 6.1
  1.  
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam                       Đánh giá Hồ sơ chuyên môn Xem mục 6.1
  1.  
Lịch sử thế giới                     Đánh giá Hồ sơ chuyên môn Xem mục 6.1
  1.  
Lịch sử Việt Nam Đánh giá Hồ sơ chuyên môn Xem mục 6.1
  1.  
Lưu trữ học Đánh giá Hồ sơ chuyên môn Xem mục 6.1
  1.  
Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam                         Đánh giá Hồ sơ chuyên môn Xem mục 6.1
  1.  
Ngôn ngữ học Đánh giá Hồ sơ chuyên môn Xem mục 6.1
  1.  
Ngôn ngữ học so sánh-đối chiếu Đánh giá Hồ sơ chuyên môn Xem mục 6.1
  1.  
Ngôn ngữ Việt Nam Đánh giá Hồ sơ chuyên môn Xem mục 6.1
  1.  
Nhân học                                                                                Đánh giá Hồ sơ chuyên môn Xem mục 6.1
  1.  
Quan hệ quốc tế Đánh giá Hồ sơ chuyên môn Xem mục 6.1
  1.  
Quản lí khoa học và công nghệ Đánh giá Hồ sơ chuyên môn Xem mục 6.1
  1.  
Tâm lí học Đánh giá Hồ sơ chuyên môn Xem mục 6.1
  1.  
Tôn giáo học Đánh giá Hồ sơ chuyên môn Xem mục 6.1
  1.  
Trung Quốc học Đánh giá Hồ sơ chuyên môn Xem mục 6.1
  1.  
Văn học dân gian                                                                                Đánh giá Hồ sơ chuyên môn Xem mục 6.1
  1.  
Văn học nước ngoài                            Đánh giá Hồ sơ chuyên môn Xem mục 6.1
  1.  
Văn học Việt Nam                                                                Đánh giá Hồ sơ chuyên môn Xem mục 6.1
  1.  
Xã hội học                                                                                        Đánh giá Hồ sơ chuyên môn Xem mục 6.1
3. Điều kiện dự thi, danh mục ngành đúng, ngành gần tuyển sinh thạc sĩ và tiến sĩ:
- Điều kiện dự thi, danh mục ngành đúng, ngành gần tuyển sinh thạc sĩ: XEM TẠI ĐÂY
- Điều kiện dự thi, danh mục ngành đúng, ngành gần tuyển sinh tiến sĩ: XEM TẠI ĐÂY
4. Văn bằng đại học, thạc sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp: Thí sính dự thi có văn bằng đại học, thạc sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải có giấy công nhận của Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo tại thời điểm đăng ký trực tuyến.
5. Thời gian đào tạo chuẩn:
- Đối với đào tạo tiến sĩ: 3 năm đối với người có bằng thạc sĩ; 4 năm đối với người chưa có bằng thạc sĩ.
- Đối với đào tạo thạc sĩ: 2 năm.
6. Yêu cầu về ngoại ngữ:
6.1. Đối với thí sinh dự thi tiến sĩ:
Người dự tuyển phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ phù hợp với chuẩn đầu ra về ngoại ngữ của chương trình đào tạo được Đại học Quốc gia Hà Nội phê duyệt:
- Có chứng chỉ ngoại ngữ theo Bảng tham chiếu chứng chỉ Ngoại ngữ sử dụng trong tuyển sinh trình độ tiến sĩ tại ĐHQGHN (XEM TẠI ĐÂY) do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày thi lấy chứng chỉ tính đến ngày đăng kí dự tuyển;
- Bằng cử nhân hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho chương trình đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài bằng ngôn ngữ phù hợp với ngôn ngữ yêu cầu theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.
- Có bằng đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài hoặc sư phạm tiếng nước ngoài phù hợp với ngoại ngữ theo yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp.
- Trong các trường hợp trên nếu không phải là tiếng Anh, thì người dự tuyển phải có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh trong chuyên môn cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người khác trình bày những vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh. Hội đồng tuyển sinh thành lập tiểu ban để đánh giá năng lực tiếng Anh giao tiếp trong chuyên môn của các thí sinh thuộc đối tượng này
6.2. Đối với thí sinh dự thi thạc sĩ:
Thí sinh thuộc một trong các trường hợp sau được miễn môn thi Ngoại ngữ:
- Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;
- Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ GD&ĐT về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kĩ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kĩ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng hoặc bằng tốt nghiệp đại học chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo tài năng, chương trình đào tạo chất lượng cao của ĐHQGHN;
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài.
- Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương các bậc của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam: bậc 3 đối với chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuẩn ĐHQGHN, bậc 4 đối với chương trình thạc sĩ liên kết quốc tế do ĐHQGHN cấp bằng, bậc 5 đối với chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuẩn quốc tế (xem bảng tham chiếu TẠI ĐÂY). Chứng chỉ có giá trị trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày đăng ký dự thi thạc sĩ và được cấp bởi cơ sở được ĐHQGHN công nhận (xem TẠI ĐÂY).
6.3. Lưu ý:
- Các chứng chỉ ngoại ngữ sẽ được Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn gửi cho các cơ sở cấp chứng chỉ để thẩm định tính xác thực của chứng chỉ. Thí sinh phải chịu trách nhiệm theo các quy định tuyển sinh sau đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội về tính xác thực của chứng chỉ đã nộp.
- Các chứng chỉ do các cơ sở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Cần Thơ: Áp dụng đối với chứng chỉ cấp sau ngày 15/05/2019.
7. Đối tượng và chính sách ưu tiên (áp dụng với thi tuyển thạc sĩ):
7.1. Đối tượng ưu tiên:
- Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng kí dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 (theo bảng phân chia khu vực tuyển sinh THPT quốc gia hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác, quyết định tuyển dụng hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
- Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng kí dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1;
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
- Con liệt sĩ;
- Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;
- Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.
7.2. Mức ưu tiên:
- Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên (gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi 10 điểm cho môn Tiếng Anh (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi Tiếng Anh và cộng 01 điểm (thang điểm 10) cho môn thi cơ bản hoặc 15 điểm (thang điểm 150) cho môn thi đánh giá năng lực.
- Việc xác định đối tượng ưu tiên phải được thực hiện tại thời điểm đăng kí dự thi.
8. Lịch học bổ sung kiến thức:
Thí sinh liên hệ qua Phòng Đào tạo (bộ phận tuyển sinh) Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN và qua Văn phòng các Khoa/Bộ môn đào tạo để biết chi tiết kế hoạch học bổ túc kiến thức. Nhà trường liên tục tổ chức các lớp Bổ túc kiến thức đại học để dự thi thạc sĩ tương ứng với các đợt thi trong năm. Thí sinh thuộc đối tượng ngành gần/ngành khác phải có chứng chỉ bổ túc kiến thức đại học các chuyên ngành tương ứng mới đủ điều kiện dự thi.
9. Thời gian đăng ký và nhận hồ sơ:
9.1. Đối với thí sinh dự thi thạc sĩ:
Năm 2020, việc đăng kí dự tuyển tiếp tục được thực hiện trên phần mềm tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN.
Nhiệm vụ của thí sinh:
- Truy cập vào phần mềm tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN và thực hiện đăng kí dự thi trực tuyến theo hướng dẫn. Thí sinh đã đăng ký tài khoản trong những kỳ tuyển sinh trước và chưa nhập học tại bất kỳ đơn vị nào trong ĐHQGHN có thể sử dụng tài khoản đã có để đăng ký dự tuyển trong năm 2020. Thí sinh phải cam kết và chịu trách nhiệm về tính trung thực trong các thông tin khai báo.
- Thời gian đăng kí: từ 8h00 ngày 10/01/2020 đến 17h00 ngày 27/3/2020.
- Cổng thông tin đăng kí: http://tssdh.vnu.edu.vn
- Nộp lệ phí tuyển sinh theo quy định vào tài khoản của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN hoặc nộp trực tiếp bằng tiền mặt tại Trường.
9.2 Đối với thí sinh dự thi tiến sĩ:
Năm 2020, việc đăng kí dự tuyển tiến sĩ được thực hiện trực tuyến một phần.
Nhiệm vụ của thí sinh:
- Truy cập vào cổng đăng kí tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN tại địa chỉ: http://tssdh.vnu.edu.vn để khai báo các thông tin cơ bản.
- Thời gian đăng kí: từ 8h00 ngày 10/01/2020 đến 17h00 ngày 27/3/2020.
- Nộp bản cứng hồ sơ theo quy định của Nhà trường (xem TẠI ĐÂY) và nộp trực tiếp tại Phòng Đào tạo (bộ phận tuyển sinh), P. 601, tầng 6, Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã  hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Thời gian nhận hồ sơ từ 8h00 ngày 10/01/2020 đến 17h00 ngày 27/3/2020. Hồ sơ nếu chuyển qua đường bưu điện sẽ tính theo dấu bưu điện trước ngày 28/3/2020.
Lưu ý: Mỗi thí sinh phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bản gốc (các loại giấy tờ có chữ kí trực tiếp, các bản công chứng đóng dấu đỏ) và 05 bộ hồ sơ bản photo tương ứng như bộ hồ sơ bản gốc.
- Tải mẫu hồ sơ đăng kí xét tuyển tiến sĩ tại địa chỉ: https://drive.google.com/open?id=0BxbwOaXsfoc4TE9TZWhrZEk5N28
- Nộp lệ phí tuyển sinh theo quy định vào tài khoản của đơn vị hoặc nộp trực tiếp bằng tiền mặt tại đơn vị.
10. Lệ phí và phương thức nộp lệ phí
10.1 Lệ phí dự tuyển thạc sĩ:
- Lệ phí đăng kí hồ sơ dự thi: 60.000 đồng/thí sinh
- Lệ phí dự thi: 360.000 đồng/thí sinh (240.000 đồng/thí sinh đối với thí sinh được miễn thi môn Ngoại ngữ).
10.2 Lệ phí dự tuyển tiến sĩ:
- Lệ phí đăng kí hồ sơ dự thi: 60.000 đồng/thí sinh
- Lệ phí xét tuyển: 200.000 đồng/thí sinh
Lưu ý: Không hoàn trả lệ phí sau khi thí sinh đã đăng kí thành công và được phê duyệt hồ sơ dự thi.
10.3 Phương thức nộp lệ phí:
            - Chuyển khoản:
            + Đơn vị thụ hưởng: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
            + Số tài khoản: 2221.0000.656.899; tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân (BIDV Thanh Xuân)
Khi chuyển khoản ghi rõ các thông tin: Họ tên người dự thi; Ngày sinh; Mã ĐKDT, Lệ phí dự thi Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ; Chuyên ngành dự thi
- Nộp trực tiếp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (liên hệ qua Phòng Đào tạo, phòng 601 nhà E).
11. Thời gian công bố kết quả: Dự kiến trước 17h00 ngày 05/5/2020.
12. Thời gian nhập học đợt 1: dự kiến vào tháng 06/2020.
Lưu ý: Nhà trường tiến hành xác minh các loại văn bằng, chứng chỉ của các ứng viên dự tuyển đào tạo sau đại học trước khi ra Quyết định công nhận học viên, nghiên cứu sinh.
13. Thông tin liên hệ:
Phòng Đào tạo (bộ phận tuyển sinh), phòng 601, nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội.
Điện thoại hỗ trợ tuyển sinh: (024) 3858.3957 
Website tuyển sinh: http://tuyensinh.ussh.edu.vn
Email: tuyensinhsdh.ussh@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/tuyensinhsaudaihocUSSH
1
Bạn cần hỗ trợ tuyển sinh?