Nhân học

Cơ hội nghề nghiệp

1) Nhóm 1: nghiên cứu viên và giảng viên có khả năng đảm nhiệm công việc nghiên cứu, giảng dạy ở các bậc đại học và sau đại học về con người, văn hóa và xã hội loài người, thực hành phát triển và bảo tồn ở các cơ quan bảo tàng, khu du lịch, khu bảo tồn, thư viện, v.v;
2) Nhóm 2: viên chức làm việc trong các cơ quan Đảng và hệ thống chính quyền Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ và các tổ chức chính trị xã hội khác có nhu cầu sử dụng tri thức nhân học và phương pháp nghiên cứu của nhân học, v.v;
3) Nhóm 3: cán bộ tư vấn và thực hành nhân học có khả năng đảm nhiệm các công việc ứng dụng phục vụ việc hoạch định và triển khai các chính sách xã hội, như nghiên cứu chính sách, đánh giá tác động, đánh giá nhu cầu, nghiên cứu điều tra dân tộc học, làm chuyên gia về phát triển cộng đồng, về phát triển xã hội, đảm nhiệm các công việc quản lí và điều hành chương trình/dự án nghiên cứu hoặc ứng dụng liên quan đến tri thức và phương pháp nghiên cứu của nhân học;

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp: Người có bằng Cử nhân ngành Nhân học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội có khả năng tiếp tục theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ Nhân học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn tạicác cơ sở giáo dục đại học ở trong nước và nước ngoài.
 

1
Bạn cần hỗ trợ tuyển sinh?