Thông tin tuyển sinh

Tư vấn tuyển sinh khối ngành Nhân văn

Ban Tư vấn tuyển sinh đại học chính quy năm 2014 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn gửi tới các em học sinh cùng quý vị quan tâm đến công tác tuyển sinh và đào tạo đại học chính quy của Nhà trường lời chào trân trọng.

Chào mừng các em học sinh và quý vị tham gia chương trình tư vấn hướng nghiệp, chọn ngành đầu tiên trong chuỗi các chương trình tư vấn trực tuyến của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2014 này dành cho các ngành: Hán Nôm, Việt Nam học, Quốc tế học, Đông phương học, Triết học, Lịch sử, Ngôn ngữ học, Văn học.

Mời quý vị và các bạn đặt câu hỏi tại đây.

Tham dự chương trình hôm nay có sự hiện diện của PGS.TS Nguyễn Văn Kim – Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cùng các Thầy, Cô sau đây:

– TS Phạm Thị Thu Giang – Phó Chủ nhiệm khoa Đông phương học
– TS Trần Thiện Thanh – Phó Chủ nhiệm khoa Lịch sử
– PGS.TS Nguyễn Văn Chính – Phó Chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ học
– TS Bùi Thành Nam – Phó Chủ nhiệm khoa Quốc tế học
– TS Trần Thị Hạnh – Phó Chủ nhiệm khoa Triết học
– TS Phạm Xuân Thạch – Phó Chủ nhiệm khoa Văn học
– PGS.TS Nguyễn Văn Phúc – Phó Chủ nhiệm khoa Việt Nam học và Tiếng Việt
– ThS Lê Phương Duy – Khoa Văn học
– Th.S Đinh Việt Hải – Phó Trưởng phòng Đào tạo
– Thầy Nguyễn Văn Hồng – Chuyên viên phòng Đào tạo

Từ trái sang: PGS.TS Nguyễn Văn Chính, ThS Đinh Việt Hải, PGS.TS Nguyễn Văn Kim, PGS.TS Nguyễn Văn Phúc.

Từ trái sang: PGS.TS Nguyễn Văn Chính, ThS Đinh Việt Hải, PGS.TS Nguyễn Văn Kim, PGS.TS Nguyễn Văn Phúc.

PGS. TS Nguyễn Văn Kim:

Thay mặt Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Trường Đại học KHXH&NV, tôi xin gửi đến các bậc phụ huynh và các em thí sinh tham dự Chương trình tư vấn tuyển sinh đại học năm 2014 hôm nay lời chào trân trọng.

Năm 2014, Trường Đại học KHXH&NV tuyển sinh với 1500 chỉ tiêu cho 20 ngành đào tạo cử nhân (thêm 01 ngành so với năm 2013, ngành Quản trị văn phòng). Trong 20 ngành, có 5 ngành đào tạo 2 loại chương trình: Chuẩn và Chất lượng cao (thêm chương trình đào tạo ngành Tâm lý học). Ngành Ngôn ngữ học tiếp tục đào tạo chương trình đạt trình độ quốc tế, đồng thời mở lại chương trình đào tạo chuẩn nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của nguồn nhân lực tốt nghiệp ngành này.

Trong chương trình hôm nay, tôi rất muốn các em thí sinh, các bậc phụ huynh có những câu hỏi tập trung việc lựa chọn ngành như thế nào thì phù hợp với năng lực, nguyện vọng của các em và gia đình; việc học tập của sinh viên sẽ được Nhà trường hỗ trợ như thế nào cũng như là các chế độ học bổng, chính sách… Đây là những vấn đề cần thiết đối với các em sinh viên và gia đình trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Chúc các em thí sinh hoàn thành tốt kì thi tốt nghiệp phổ thông trung học và chuẩn bị tốt nhất cho kì thi tuyển sinh đại học năm 2014!

Chào quý thầy, cô. Năm nay em được giải ba trong kì thi học sinh giỏi quốc gia. Em được biết là với thành tích này, em cần thi trên sàn 3 điểm là sẽ đậu vào trường ( nếu em ko dùng cách tuyển thẳng). Tuy nhiên, em cũng được biết là năm nay điểm sàn sẽ bị bỏ. Như vậy thì hsg quốc gia ( ko sử dụng quyền tuyển thẳng) sẽ được ưu tiên như thế nào trong kì thi đại học, và em cần thi bao nhiêu điểm để đậu vào đúng ngành mình đăng kí. Em xin cám ơn! (Đỗ Ngọc Ái Khuê)

Th.S Đinh Việt Hải: 

Chào em, đúng là đã có thông tin từ cuộc họp của Bộ Giáo dục và Đào tạo về dự kiến bỏ điểm sàn của kỳ thi tuyển sinh đại học. Nếu điều này chính thức áp dụng thì một trong các tiêu chí xác định học sinh được ưu tiên xét tuyển như từ năm 2013 trở về trước là phải tham dự kỳ thi ba chung và đạt từ điểm sàn trở lên sẽ không tồn tại nữa. Chắc chắn khi đó Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có sự điều chỉnh. Hiện tại, do Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có hướng dẫn chính thức nên chưa trả lời được câu hỏi của em. Khi có thông tin chính thức, Nhà trường sẽ tiếp tục trả lời tới thí sinh em nhé.

Trường ĐHKHXH&NV tổ chức thi riêng đúng k ạ? (Nguyễn Thu Hoài)

Th.S Đinh Việt Hải:

Năm 2014, Trường Đại học KHXH&NV tuyển sinh tất cả 20 ngành theo phương thức thi 3 chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, không tổ chức thi riêng. Đến tháng 09/2014, sau khi sinh viên trúng tuyển nhập học, sinh viên nào có nguyện vọng sẽ đăng ký dự thi theo phương thức đánh giá năng lực vào 5 chương trình đào tạo chất lượng cao, 1 chương trình đạt trình độ quốc tế.

ThS Đinh Việt Hải - Phòng Đào tạo.

ThS Đinh Việt Hải – Phòng Đào tạo.

Cho em hỏi ngành Hán Nôm thì học về cái gì ạ? Ngoại ngữ em sẽ học là ngoại ngữ gì? (Lê Thị Thu Huyền)

Th.S Lê Phương Duy:

Ngành Hán Nôm của Trường Đại học KHXH&NV đào tạo những người làm công tác có liên quan đến Hán Nôm trong tương lai, trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong việc tiếp cận và xử lý văn bản Hán Nôm cả ở phương diện văn bản học cũng như minh giải và khai thác văn bản Hán Nôm; rộng ra nữa là những vấn đề cổ học và văn hóa truyền thống, “ làm cây cầu nối truyền thống với hiện đại”. Chương trình đào tạo của ngành Hán Nôm gồm năm khối kiến thức: Kiến thức chung; kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và nhân văn; kiến thức ngữ văn cơ bản (văn học, ngôn ngữ học, Hán Nôm cơ sở…); kiến thức Hán Nôm; kiến thức văn hóa truyền thống. Trong đó, kiến thức Hán Nôm là kiến thức ngành, bao gồm Hán văn Trung Quốc (kinh điển Nho gia, thi văn cổ), Hán văn Việt Nam (theo lịch đại), chữ Nôm và văn bản Nôm; lý thuyết, nghiệp vụ chuyên môn(ngữ pháp Hán văn cổ, văn bản học, văn tự học Hán Nôm).  Các môn học cụ thể trong chương trình đào tạo em có thể tham khảo trực tiếp trên trang web của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.  http://tuyensinh.ussh.edu.vn/program/han-nom

Ngoại ngữ bắt buộc trong chương trình đào tạo ngành Hán Nôm là tiếng Trung Quốc. Sau khi tốt nghiệp, người học có thể giao tiếp thông dụng và đọc các tài liệu chuyên môn cơ bản bằng Trung văn. Ngoài ra, tùy theo điều kiện mà sinh viên có thể học thêm chương trình đào tạo bằng kép ngành Tiếng Trung của Trường Đại học Ngoại ngữ để mở rộng cơ hội việc làm sau tốt nghiệp.

ThS Lê Phương Duy - Khoa Văn học.

ThS Lê Phương Duy – Khoa Văn học.

Cho e hỏi là được giải 3 qgia môn địa thì có được tuyển thẳng vào khoa đông phương học không ạ? (Nguyễn Thị Lụa)

Cho em hỏi, trong kì thi học sinh giỏi quốc gia năm 2014 vừa rồi, em đạt giải ba môn ngữ văn. Vậy em muốn học ngành Đông Phương học hoặc Nhật Bản học của trường ĐH Khoa học xã hội – Nhân văn thì em có được tuyển thẳng hoặc ưu tiên điểm khi thi không ạ? (Trần Ngọc Minh Hạnh)

TS Phạm Thị Thu Giang:

Cảm ơn em đã quan tâm đến Khoa Đông phương học. Tuy nhiên, rất tiếc hiện nay theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo, Khoa Đông phương học chưa được tiếp nhận các em được giải quốc gia ở tất cả các môn. Chúng tôi sẽ tiếp tục kiến nghị để Bộ giáo dục và Đào tạo xem xét về việc này.

TS Phạm Thị Thu Giang - Khoa Đông phương học.

TS Phạm Thị Thu Giang – Khoa Đông phương học.

Em muốn hỏi về ngành đông phương học của trường? có phải tiếng hàn và tiếng nhật bị tách ra khỏi đông phương học rồi ko? (Bích Doanh)

TS Phạm Thị Thu Giang:

Hướng ngành Korea học và Nhật Bản học vẫn ở trong Chương trình đào tạo theo Chuẩn đầu ra mới nhất của Ngành Đông phương học em ạ. Rất mong được đón nhận em vào ngành học.

Năm nay Khoa đông phương học lấy bao nhiêu điểm, chỉ tiêu của năm nay. Ngoài thi Khối c và D1 của khoa đông phương e muốn thi khối D6  đk ko ạ. (Nguyễn Ngọc Phúc)

TS Phạm Thị Thu Giang:

Chỉ tiêu năm nay của Khoa là 120 cho tất cả các khối thi C, D1, 2, 3, 4, 5, 6. Về điểm chuẩn thì chỉ sau khi Nhà trường công bố điểm và xét duyệt dựa trên chỉ tiêu thì mới có thể biết được em ạ.  Ngoài khối C và D1, các em còn có thể dự thi theo các khối D2, 3, 4, 5, 6 để vào Khoa Đông phương học.

Cho em hoi hoc nganh Triet hoc thi day mon hoc gi o pho thong duoc a? Neu em muon ve dia phuong lam viec thi em co the lam o nhung dau? (Nguyen Thu Hang)

TS Trần Thị Hạnh:

* Sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành triết học, đã có nhiều sinh viên được nhận vào làm việc trong các trường phổ thông trung học, môn học gần nhất các bạn có thể giảng dạy là môn Giáo dục công dân.

* Về địa phương các bạn có thể làm việc ở các nơi như:
– Các cơ quan Đảng, Chính Quyền và các Đoàn thể, cụ thể như: Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, liên đoàn lao động… (Trong các phòng ban chức năng, Hành chính tổng hợp)
– Các cơ quan Tuyên giáo các cấp,
– Các Trường Chính trị, Các trường đào tạo cán bộ, Các trung tâm bồi dưỡng cán bộ…
– Đài Truyền hình, truyền thanh, các cơ quan báo chí, nhà xuất bản (các phòng biên tập)
– Dạy các môn triết học và khoa học xã hội ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp…
– Các ban ngành chuyên trách về các vấn đề tôn giáo, dân tộc, chính sách xã hội…

Nói chung, trong xã hội luôn luôn có cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành triết học loại khá trở lên.

TS Trần Thị Hạnh (phải) và ThS Mai K Đa - Khoa Triết học.

TS Trần Thị Hạnh (phải) và ThS Mai K Đa – Khoa Triết học.

Học ngành Đông phương học (Nhật Bản học ) về sau ra trường thì e sẽ xin đk việc làm có khó ko ạ (Nguyễn Ngọc Phúc)

TS Phạm Thị Thu Giang:

Theo sự quan sát của Khoa và thống kê của Nhà trường về tình hình việc làm sinh viên tốt nghiệp từ trước đến nay thì sinh viên Ngành Đông phương học nói chung và đặc biệt là hướng ngành Nhật Bản học nói riêng có tỷ lệ xin được công việc phù hợp sau khi ra trường rất cao. Có nhiều khóa tỷ lệ đó là 100%. Thậm chí ngay trong đợt thực tập ở các cơ quan, doanh nghiệp vào năm cuối, nhiều sinh viên đã được lựa chọn, được nhận làm thêm hoặc làm bán thời gian để vào làm chính thức tại các cơ quan, doanh nghiệp đó sau khi ra trường.

Cho em hoi: Hoc nganh Lich su sau khi ra truong co the day hoc o cap 3 khong a? Hien nay nganh Lich su co nhung chuyen nganh nao, em co the duoc chon chuyen nganh hoc cho minh duoc ko? (Tran Phuong Thanh)

TS Trần Thiện Thanh:

Nhiều sinh viên ngành Lịch sử sau khi tốt nghiệp đã trở thành giáo viên ở trường trung học phổ thông và rất nhiều trường cao đẳng, đại học trên toàn quốc.

Đến năm 2013, Khoa đã đào tạo hơn 7200 cử nhân, thạc sĩ và khoảng 130 tiến sĩ  về các khoa học Lịch sử,  trong đó có nhiều sinh viên, NCS thuộc các quốc tịch Nga, Lào,Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc v.v…

Hiện nay, khoa có các chuyên ngành đào tạo:

1. Khảo cổ học
2. Lịch sử Việt Nam
3. Lịch sử Văn hoá & Văn hoá học
4. Lịch sử Thế giới
5. Lịch sử Đảng CSVN
6. Lịch sử đô thị và Đô thị học

Việc theo học chuyên ngành nào do chính sinh viên quyết định sau khi nhập học. Một số trường hợp cần thiết, khoa có thể có thêm các quy định cụ thể cho việc học chuyên ngành để sinh viên đăng ký.

TS Trần Thiện Thanh - Khoa Lịch sử.

TS Trần Thiện Thanh – Khoa Lịch sử.

Em hoc Han nom thi sau nay ra truong co the di phien dich tieng Trung duoc khong? Neu khong phien dich tieng Trung duoc thi em co the lam nhung cong viec nao khac a? Hien tai em chua biet tieng Trung nen so sau nay hoc se gap nhieu kho khan, khong biet em co can hoc truoc tieng Trung khong? (Lê Quốc Hoàng)

ThS Lê Phương Duy:

Học Hán Nôm khác với học Trung văn, học Trung văn ở các Trường Đại học ngoại ngữ là học Hán ngữ hiện đại, còn học Hán Nôm là học Hán ngữ cổ đại, chữ Nôm, văn bản Hán Nôm và những tri thức kỹ năng liên quan. Học Trung văn với tư cách là một sinh ngữ, còn học Hán Nôm là để tiếp cận, phiên dịch, minh giải, khai thác các văn bản Hán Nôm, di sản Hán Nôm. Nhưng cũng chính vì thế, ngoại ngữ bắt buộc trong chương trình đào tạo ngành Hán Nôm là tiếng Trung Quốc.

Sau khi tốt nghiệp, người học có thể giao tiếp thông dụng và đọc các tài liệu chuyên môn cơ bản bằng Trung văn. Vì vậy, sau khi ra trường em có sẽ có một khả năng nhất định để đi làm phiên dịch.

Hiện tại, tuy em chưa biết chữ Hán hay Trung văn, nhưng điều này sẽ không ảnh hưởng đến chương trình học sau này. Vì khi vào học, em sẽ được đào tạo chữ Hán cũng như Trung văn  từ đầu.

Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Việt Nam học có nhiều không ạ? Sau khi học xong đại học thì liệu em có thể học tiếp lên bậc cao hơn ở khoa được không? (Nguyễn Văn Nam và Đinh Ngọc Hà)

PGS.TS Nguyễn Văn Phúc:

Xin cám ơn câu hỏi của em. Với những băn khoăn của em, tôi xin trả lời là:

1. Về cơ hội xin việc của sinh viên ngành Việt Nam học không những cao mà còn rất rộng. Vấn đề là ở em, ở quá trình chuẩn bị, tích luỹ và trang bị kiến thức của em trong thời gian học. Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Việt Nam học, có thể vắn tắt thế này:a). Các em có thể làm việc ở các viện nghiên cứu (nghiên cứu về VNH, nhà VNH), trường đại học, cao đẳng trong cả nước (giảng dạy và nghiên cứu về VNH). b). Ở các tổ chức, công ty nước ngoài đầu tư và kinh doanh ở VN (những cơ quan này em phải giỏi ngoại ngữ) c). Các sở, phòng văn hoá, thể thao và du lịch của nước ta (chuyên gia, chuyên viên tư vấn) d). Các công ty du lịch, đặc biệt là quản lí du lịch lữ hành (quản trị và hướng dẫn du lịch) e). Các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, nhà xuất bản (phóng viên, biên tập viên….). Ngoài ra, em có thể tham khảo thêm thông tin về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành VNH tại trang Web của Khoa VN: www.vsl.edu.vn

2. Sau khi tốt nghiệp đại học, em có thể tiếp tục học ngành Việt Nam học ở những bậc học cao hơn. Vì bắt đầu từ tháng 9/2014, trường đại học KHXH&NV và Khoa Việt Nam học sẽ tiến hành tuyển sinh và đào tạo Thạc sĩ VNH (gồm cả học viên nước ngoài lẫn học viên Việt Nam) theo hệ chuẩn và Thạc sĩ VNH trình độ quốc tế. Để có thể biết thêm nhiều thông tin liên quan đến quá trình đào tạo Thạc sĩ VNH (như chương trình đào tạo, thời gian đào tạo, điều kiện và tiêu chuẩn tuyển sinh, học phí, học bổng của khóa học …v.v), em có thể truy cập www.ussh.vnu.edu.vntrong mục đào tạo sau đại học của trường đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội.

PGS.TS Nguyễn Văn Phúc (phải) và GV Vũ Thị Xuyến - Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt.

PGS.TS Nguyễn Văn Phúc (phải) và GV Vũ Thị Xuyến – Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt.

Em muon thi vao nghanh quoc te hoc . Nhung hien gio e chua biet nghanh nay gom nhung chuyen nghanh nho nao va diem so la bao nhieu ? Mong cac thay, co giai dap thac mac gium e .e cam on nhieu ! (Thach Thi My Tuyen)

TS Bùi Thành Nam:

Khoa Quốc tế học thuộc trường ĐHKHXH&NV hiện đang đào tạo 3 chuyên ngành là Quan hệ quốc tế, Châu Âu học và châu Mỹ học. Đầu vào của Khoa bao gồm 3 khối là A,C và D. Điểm trúng tuyển căn cứ vào khung điểm của ĐHQG HÀ Nội và chỉ tiêu tuyển sinh. Mấy năm gần đây điểm trúng tuyển vào Khoa quanh mức: Khối A từ 16 – 18 điểm, Khối C từ 17 – 20,5 điểm, khối D từ 17 – 20 điểm.

TS Bùi Thành Nam - Khoa Quốc tế học.

TS Bùi Thành Nam – Khoa Quốc tế học.

Xin Thầy/Cô cung cấp cho em thông tin chi tiết về các ngành Khảo cổ học và Lịch sử Việt Nam ở Khoa Lịch sử ạ? Em cảm ơn. (Phạm Lê Nguyên)

TS Trần Thiện Thanh:

Hướng ngành Khảo cổ học:

Bộ môn Khảo cổ học, Khoa Lịch sử Trường ĐHKHXH&NV là cơ sở đào tạo duy nhất xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đào tạo từ bậc đại học cho đến cao học, tiến sĩ chuyên ngành Khảo cổ học. Chương trình đào tạo của Bộ môn được xây dựng cập nhật, trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm từ nhiều nước như Pháp, Nga, Mỹ. Bộ môn cũng mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều đại học lớn trên thế giới có ngành Khoa học Khảo cổ rất phát triển như Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), Đại học Kanazawa (Nhật Bản), Đại học Tôn Trung Sơn (Trung Quốc), Viện Khảo cổ học Cộng Hòa Liên Bang Đức… Nhiều dự án hợp tác lớn được triển khai như Dự án nghiên cứu niên đại AMS văn hóa Hòa Bình với Đại học Quốc gia Seoul, Dự án nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh với Viện KCH Đức, Dự án Đào tạo và Nghiên cứu Di sản văn hóa với Đại học Kanazawa… Trong nước, đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học của Bộ môn đã đóng góp công sức và để lại dấu ấn với việc phát hiện và khai quật nhiều nền văn hóa khảo cổ của đất nước. Việc công nhận Hội An, Mỹ Sơn, Kinh thành Huế là di sản thế giới cũng có công rất lớn của các thầy cô giáo của Bộ môn Khảo cổ học, Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV.

Sinh viên chuyên ngành được học các chuyên đề như: Thời đại đồ đá Việt Nam, Thời đại kim khí Việt Nam, Gốm sứ học và lịch sử gốm sứ Việt Nam, Khảo cổ học Trung Quốc, Khảo cổ học Champa…

Các em có thể truy cập đường link sau để hiểu thêm về ngành học này nhé:
http://www.ussh.vnu.edu.vn/d4/news/GS-Kikuchi-Seiichi-Nho-Khao-co-hoc-de-hieu-hon-ve-Viet-Nam-1-9539.aspx

Hướng ngành Lịch sử Việt Nam (do hai bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại và Lịch sử Việt Nam cận hiện đại đảm nhiệm).

Hai bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại và Lịch sử Việt Nam cận hiện đại là hai trong số ít bộ môn của Khoa Lịch sử ra đời ngay từ ngày đầu thành lập Khoa, đến nay đã gần 58 năm. Hai bộ môn đảm nhiệm chương trình cơ sở của Khoa Lịch sử: Lịch sử Việt Nam từ cổ trung đại đến cận hiện đại và các môn học, chuyên đề về lịch sử Việt Nam cho sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ tư; đảm nhiệm chương trình đào tạo cao học và nghiên cứu sinh của khoa và một số khoa khác trong trường. Sinh viên hướng ngành sẽ được học các chuyên đề chuyên sâu về Chế độ ruộng đất trong lịch sử cổ và trung đại Việt Nam; Tiếp xúc văn hóa Đông-Tây ở Việt Nam thời cận đại; Biến đổi kinh tế- xã hội Việt Nam 1945-2010…

Bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại và Lịch sử Việt Nam cận hiện đại không chỉ đào tạo sinh viên trong nước mà còn góp phần đào tạo sinh viên nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc, Lào, Campuchia, Triều Tiên, Indonesia, Liên Xô, Hà Lan, Pháp, Nhật Bản, Australia, Hungari, Rumani,…

Cho đến nay, số lượng công trình khoa học đã được công bố ở trong và ngoài nước của cán bộ trong hai Bộ môn (không kể cán bộ đã chuyển công tác sang các bộ môn và cơ quan khác) đã là trên dưới 2000 công trình. Đây là sự đóng góp đáng kể cho thành tích của Khoa Lịch sử, của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và của ngành lịch sử cả nước nói chung.

Mong thầy cô giải đáp giúp em:
– Địa điểm thi của trường ở những đâu? 
– Sau khi vào được trường thì có phải là tất cả các sinh viên phải tiếp tục thi để xếp vào hệ chuẩn hoặc hệ chất lượng cao hay là thí sinh tự đăng kí thi hoặc không ạ?
– Hệ chuẩn và hệ chất lượng cao có khác biệt như thế nào và điều kiện để vào hệ chất lượng cao là gì? em cám ơn ạ!!! (Nguyễn Quỳnh Hoa)

Thầy Nguyễn Văn Hồng:

– Cuối tháng 5, Nhà trường sẽ gửi Giấy báo dự thi cho các thí sinh, trong đó sẽ thông báo cụ thể thông tin về địa điểm em nhé. Tuy nhiên, nếu lấy trụ sở của Trường là 336 đường Nguyễn Trãi làm tâm thì các điểm thi chỉ trong vòng bán kính 2,5 km em ạ. Đương nhiên, trừ khi em thi tại cụm Hải Phòng hoặc cụm Vinh theo quy định.

– Các em dự thi đại học là dự thi vào chương trình đào tạo (CTĐT) chuẩn của ngành đó. Trong trường hợp em muốn học các CTĐT chất lượng cao thì từ năm 2014 em sẽ phải tham dự kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức. Việc xét tuyển vào học CTĐT chất lượng cao sẽ dựa trên kết quả của kỳ thi nêu trên và kết quả học tập THPT, kết quả thi đại học 3 chung của sinh viên. Việc đăng ký xét tuyển vào CTĐT chất lượng cao hoàn toàn do sinh viên tự quyết định.

– Khác biệt và cũng là ưu thế của CTĐT chất lượng cao so với CTĐT chuẩn là:

+ Bổ sung và tăng cường các kiến thức chuyên sâu về ngành học
+ Sinh viên được đầu tư và hỗ trợ để phát triển năng lực nghiên cứu, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng mềm.
+ Sinh viên được nhận nhiều ưu đãi về học bổng, điều kiện học tập

Tuy nhiên, yêu cầu về chuẩn đầu ra của CTĐT chất lượng cao cũng đòi hỏi cao hơn em nhé.

Thầy Nguyễn Văn Hồng - Phòng Đào tạo

Thầy Nguyễn Văn Hồng – Phòng Đào tạo

Thưa Thầy (Cô), em đang là học sinh lớp 12. Trong kỳ thi chọn Hsg Quốc Gia năm 2014 vừa rồi, em đã đạt giải Ba môn Ngữ Văn. Nguyện vọng của em là được vào học tại lớp chất lượng cao của Khoa Văn học trường mình. Xin Thầy (Cô) cho em biết để có thể trở thành sinh viên của trường, em có cần phải thi Đại học 3 môn như các bạn khác không ạ? 

Và để được vào lớp chất lượng cao, em phải đáp ứng được những yêu cầu gì? Có phải thi tuyển không ạ? Nếu có thì là những nội dung gì ạ?Trường hợp của em có được tuyển thẳng ( không cần thi) vào lớp chất lượng cao đó không ạ? (Đỗ Ngọc Ái Khuê)

Thầy Nguyễn Văn Hồng

Nếu em đạt giải 3 trong kỳ thi HSG Quốc gia thì em sẽ được tuyển thẳng vào ngành Văn học,nhưng là tuyển thẳng vào CTĐT chuẩn của ngành Văn học em ạ. Sau khi em nhập học, nếu em có nguyện vọng vào học CTĐT chất lượng cao thì em em sẽ phải tham dự kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức. Việc xét tuyển vào học CTĐT chất lượng cao sẽ dựa trên kết quả của kỳ thi nêu trên và kết quả học tập THPT, kết quả thi đại học 3 chung của sinh viên. Việc đăng ký xét tuyển vào CTĐT chất lượng cao hoàn toàn do sinh viên tự quyết định.

Chúc em thành công!

Em muốn thi trường ĐHKHXH nhân văn nhưng đang phân vân giữa ngành ngôn ngữ học và đông phương học vậy trường có thể cho em biết khi học xong em có thể làm gì trong 2 ngành này và bên ngành nào sẽ có công việc tốt hơn. có người nói học bên ngôn ngữ học giống như là học sư phạm văn như vậy có đúng k ạ? (Hiền Nguyễn)

TS Phạm Thị Thu Giang:

Xin được trả lời em với tư cách là đại diện của Khoa Đông phương học trong buổi tư vấn trực tuyến hôm nay. Sau khi học ngành Đông phương học, sinh viên có thể làm ở các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước có liên quan đến ngành học như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, các văn phòng chính phủ, Văn phòng Quốc hội,  Ban Thi đua khen thưởng trung ương, Ban Tôn giáo chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Tổng cục Du lịch, các cơ quan ngoại giao, văn phòng đại diện nước ngoài, giảng dạy ở các trường đại học, làm việc ở viện nghiên cứu (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), các đài phát thanh, đài truyền hình trung ương, địa phương, các cơ quan báo chí, thông tấn…hoặc làm việc tại các tỉnh, thành (như UBND, Sở Văn hoá, Sở khoa học – công nghệ, …), các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
Ngoài ra, còn có thể công tác tại các đại sứ quán của nước ngoài đặt tại Việt Nam, các tổ chức Quốc tế (như UNDP, UNESCO…), các công ty du lịch, các doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài đặt tại Việt Nam, các tổ chức quỹ quốc tế tại Việt Nam như Japan Foudation; Korea Foudation, Toshiba Foudation…

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên Khoa Đông phương học còn có thể tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn và nhận học bổng theo học các bậc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ tại các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Iran, Singapore, Malaysia, Thái Lan…

Thưa các thầy,các cô.
Hiện tai ,e đang là học sinh lớp 12. Chỉ còn vài tháng nữa,chúng e bước vào kì thi đại học quan trọng. Đặc biệt,năm nay 2014 có nhiều thay đổi.E có ý định dự thi ngành ngôn ngữ học và quốc tế 
học. E cũng tìm hiểu qua quyển tuyển sinh đại học,e thấy ngôn ngữ học là chuyên ngành học tìm hiểu đi sâu về các khiá cạnh của tiếng việt. E vào trang web trường Đh khoa hoc xa hoi va nhan van có nói là năm tuyển sinh này,chi hoc ngon ngu Tiếng Anh và nhà trường cũng sẽ tuyển sinh khoa chất lượng cao sau khj các thí sinh được vào trường nhập học.
Các thầy cô giúp e hiểu rõ hơn về khoa Ngôn ngữ này được không ạ. (Thu Quỳnh)

PGS.TS Nguyễn Văn Chính:

Đúng như em hiểu, Ngôn ngữ học là ngành khoa học nghiên cứu về các bình diện ngôn ngữ trong đó có Việt ngữ học. Được tuyển vào khoa này em sẽ được định hướng theo học theo các hướng chuyên môn: Lý luận ngôn ngữ học, Ngôn ngữ học ứng dụng, Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu, Việt ngữ học và Ngôn ngữ văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam. Năm học 2013-2014 tới đây khoa Ngôn ngữ học sẽ đào tạo đồng thời hai hệ cử nhân, đó là: Cử nhân Ngôn ngữ học chuẩn và Cử nhân Ngôn ngữ học trình độ quốc tế. Trường Đại học KHXH&NV sẽ tuyển chọn sinh viên mới cho cả hai hệ đào tạo dựa vào kết quả kỳ thi tuyển sinh đại học sắp tới. Khi các bạn nhập trường tùy theo nguyện vọng của sinh viên Trường sẽ có hình thức lựa chọn một số em theo học hệ trình độ Quốc tế. Nếu các em theo học hệ này, các em sẽ được Đại học Quốc gia đào tạo 1 năm chuyên tiếng Anh trước khi tiếp tục theo học chương trình đào tạo Ngôn ngữ học những năm sau đó cho đến khi tốt nghiệp. Đối với các em theo học hệ chuẩn, các em sẽ không được học 1 năm chuyên tiếng Anh mà sẽ theo học môn này như một môn học trong chương trình đào tạo chuẩn. Để tìm hiểu thêm về khoa Ngôn ngữ học, xin mời em vào website:www.ngonnguhoc.org nhé.

PGS.TS Nguyễn Văn Chính - Khoa Ngôn ngữ học.

PGS.TS Nguyễn Văn Chính – Khoa Ngôn ngữ học.

Em muốn hỏi về ngành Quốc tế học:
– Em thấy 1 số trường khác có ngành Quan hệ quốc tế, vậy quốc tế học với quan hệ quốc tế có phải là 1 không hay có gì khác nhau ạ?
– Học ngành này thì em có cơ hội thực tập ở các tổ chức nước ngoài hay công ty nước ngoài không? Em phải tự liên hệ hay trường sẽ liên hệ giúp ạ?
Em cảm ơn. (Pham Thu Ha)

TS Bùi Thành Nam:

Quốc tế học và Quan hệ quốc tế không phải là một em ạ. Trong chương trình đào tạo của Khoa Quốc tế học thuộc trường ĐHKHXH&NV, Quan hệ quốc tế là một trong 3 chuyên ngành đào tạo của Khoa bên cạnh chuyên ngành Châu Âu học và châu Mỹ học. Khoa luôn tạo điều kiện để sinh viên có thể thực tập tại các tổ chức quốc tế thông qua các hoạt động quan hệ đối ngoại mà Khoa luôn chú trọng mở rộng. Đồng thời Khoa cũng luôn ủng hộ và động viên sự tìm tòi và sáng tạo của sinh viên trong việc chủ động liên hệ thực tập ở các cơ sở nước ngoài.

Học triết học có phải chỉ học triết học Mác – Lênin không? (Nguyễn Hưng Thịnh)

TS Trần Thị Hạnh:

Khoa Triết học trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ sở đào tạo cơ bản đầu ngành của cả nước, đã có lịch sử 38 năm giảng dạy và nghiên cứu các khoa học Triết học. Tại khoa Triết học hiện đang đào tạo bậc cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ thuộc các chuyên ngành: Lịch sử Triết học phương Đông và Việt Nam, Lịch sử triết học phương Tây, Tôn giáo học, Đạo đức học, Mỹ học, Logic học, Triết học Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học. Triết học Mác – Lênin chỉ là một chuyên ngành thuộc khoa Triết học.

IMG_2781

Ngành Quốc tế học thì học những ngoại ngữ gì ạ? Em có cần phải học ngoại ngữ trước khi vào học ngành này hay không? (Minh Nguyên)

TS Bùi Thành Nam:

Trong chương trình đào tạo của Khoa, em có thể lựa chọn học tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Nga. Thời lượng học là 14 tín chỉ ngoại ngữ cơ sở giống như tất cả các ngành khác và 22 tín chỉ ngoại ngữ chuyên ngành. Em cần lưu ý là khi nhập học xong, nếu có đủ 15 sinh viên trở lên học tiếng Pháp, tiếng Nga thì mới đào tạo các ngoại ngữ này. Để kết quả học tập tốt khi học tập tại Khoa, em nên có sự chuẩn bị về ngoại ngữ từ bậc THPT thì khi vào học sẽ đỡ vất vả hơn.

Em rất thích môn Lịch sử và rất hâm mộ các thầy cô giáo của Khoa, nhất là các thầy thường xuyên tham gia các chương trình giảng dạy, giáo dục về  lịch sử và đánh giá về các sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc và thế giới như GS. Phan Huy Lê, GS. Đinh Xuân Lâm, GS. Phạm Xanh, GS. Nguyễn Quang Ngọc, PGS.TS. Vũ Quang Hiển… Vậy nếu trúng tuyển vào ngành Lịch sử em có được học các thầy không ạ? (Lê Niên Đại)

TS Trần Thiện Thanh:

Qua câu hỏi của em, cô chắn chắn là em rất yêu thích môn Lịch sử và đã tích lũy được cho mình những kiến thức lịch sử phong phú. Các thầy mà em đã được tiếp xúc trên các phương tiện truyền thông là các thầy giáo, nhà khoa học nổi tiếng đã và đang giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu khoa học, khoá luận, luận văn, luận án cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh của Khoa Lịch sử. Chắc chắn, khi nhập học, các em sẽ được học, đọc các công trình nghiên cứu và/hoặc tham dự các bài giảng chuyên đề, được các thầy trực tiếp hướng dẫn nghiên cứu khoa học hay đưa ra các chỉ dẫn góp phần định hướng nghiên cứu cá nhân.

Em muốn thi trường ĐHKHXH nhân văn nhưng đang phân vân giữa ngành ngôn ngữ học và đông phương học vậy trường có thể cho em biết khi học xong em có thể làm gì trong 2 ngành này và bên ngành nào sẽ có công việc tốt hơn. có người nói học bên ngôn ngữ học giống như là học sư phạm văn như vậy có đúng k ạ? (Hiền Nguyễn)

PGS.TS Nguyễn Văn Chính:

Trước ngưỡng cửa cuộc đời, việc em phân vân lựa chọn ngành học tương lai là hoàn toàn hợp lý. Thầy giải đáp thắc mắc của em thế này nhé: Sư phạm văn và ngôn ngữ học là hai ngành đào tạo khác nhau. Sư phạm văn sẽ đào tạo và cho ra trường các thầy cô giáo dạy văn ở bậc phổ thông trong tương lai còn ngôn ngữ học sẽ cung cấp cho xã hội các cử nhân ngôn ngữ học. Nhiệm vụ của họ là nghiên cứu lý luận ngôn ngữ học, ứng dụng các tri thức ngôn ngữ vào tìm hiểu Việt ngữ, ngôn ngữ văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, đặc biệt là việc ứng dụng các tri thức ngôn ngữ học vào các địa hạt phục vụ đời sống dân sinh. Tốt nghiệp ngành ngôn ngữ học sinh viên sẽ có được một sự lựa chọn rộng rãi các vị trí việc làm: Nghiên cứu viên, giảng viên, biên tập viên báo chí, biên tập viên xuất bản,  quản lý và hoạch định chính sách ngôn ngữ văn hóa, tư vấn thiết kế các biểu ngôn gắn với các sản phẩm hàng hóa, thư ký văn phòng (giúp lãnh đạo các cấp trong việc xây dựng các diễn ngôn, các bài phát biểu…)

Nếu em đăng kí nguyện vọng 2 của trường là ngành sư phạm lịch sử và đậu thì em có được chuyển sang ngành ngôn ngữ học không ạ? (nếu điểm của em đủ để vào ngành đó ạ). Em cảm ơn. (Nguyễn Ngọc Thảo Ly)

Th.S Đinh Việt Hải:

Nếu ngành Ngôn ngữ học em đề cập ở đây là chương trình đào tạo chuẩn thì không được. Em chỉ có thể có cơ hội với ngành Ngôn ngữ học chương trình đào tạo đạt trình độ quốc tế. Đó là khi em nhập học vẫn còn trong thời gian nhận hồ sơ đăng ký dự thi của sinh viên vào chương trình này. Nếu em đáp ứng các điều kiện tuyển sinh theo phương thức đánh giá năng lực đối với chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ học đạt trình độ quốc tế thì em có thể đăng ký dự thi. Khoa ngôn ngữ học luôn hoan nghênh các thí sinh có quan tâm và yêu mến ngành khoa học này.

Thầy cô cho em hỏi ngành Lịch sử văn hóa và Văn hóa học sẽ học những gì và tương lai nghề nghiệp sẽ thế nào ạ? (La Bằng Diên)

TS Trần Thiện Thanh:

Sinh viên chuyên ngành này được học các chuyên đề: Một số vấn đề về phương pháp luận lịch sử văn hoá Việt Nam, Tiếp xúc và giao lưu văn hoá, Đô thị và văn hóa đô thị ở Việt Nam, Văn hóa dân gian Việt Nam, Một số vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội ở Việt Nam , Nhân học văn hoá, Xã hội học văn hoá, Tín ngưỡng lễ hội Việt Nam,  Văn hóa và môi trường…

Với các môn học, chuyên đề nêu trên, sinh viên chuyên ngành này không chỉ được trang bị phương pháp nghiên cứu văn hóa và nghiên cứu lịch sử văn hóa mà còn nắm vững được lịch sử quá trình tiếp biến văn hóa, diện mạo văn hóa đô thị, văn hóa dân gian, tín ngưỡng và tôn giáo… đủ để sinh viên có năng lực nghiên cứu thực tiễn đời sống xã hội sau khi tốt nghiệp trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau.

Tính đến nay, các cử nhân Văn hoá học ra trường đều đáp ứng tốt yêu cầu công tác của các cơ quan tuyển dụng cũng như yêu cầu của xã hội nói chung. Một số đã trở thành cán bộ nghiên cứu của nhiều viện nghiên cứu như: Viện Văn hoá Thông tin, Viện Nghiên cứu Văn hoá, Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc, Bảo tàng Dân tộc học, Bảo tàng Phụ nữ, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ… và các báo, tạp chí hay trở thành giảng viên, giáo viên các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông… trên toàn quốc.

Thầy Cô có thể cho em được biết về cơ hội việc làm của ngành Hán Nôm sau khi ra trường không ạ? (Lê Minh Nghĩa)

Th.S Lê Phương Duy:

Sau khi tốt nghiệp ngành Hán Nôm có thể đảm nhận các công tác như: sưu tầm, bảo quản, phiên dịch, nghiên cứu, khai thác, giảng dạy Hán Nôm tại các viện nghiên cứu; các trường đại học, cao đẳng; các cơ quan văn hoá, lưu trữ, thông tin… ; các cơ quan nhà nước; các tổ chức và đoàn thể xã hội có nhu cầu.

Khi ra công tác, tùy theo năng lực bản thân và yêu cầu công việc, bạn có thể làm chuyên sâu về Hán Nôm như giảng dạy và nghiên cứu Hán Nôm tại các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu…, hoặc có thể làm giáo viên ngữ văn; có thể làm những công tác có liên quan đến Hán Nôm và văn hóa truyền thống như quản lý văn hóa tại các cơ quan văn hóa (cục di sản, cục lưu trữ, sở văn hóa, phòng văn hóa, trung tâm bảo tồn di tích, ban quản lý di tích, bảo tàng…); có thể làm biên tập viên tại các nhà xuất bản, công tác tại các cơ quan truyền thông (tri thức tiếng Việt, từ Hán Việt, Hán Nôm, văn hóa cổ…là lợi thế của người học Hán Nôm cho công việc này); có thể làm các công tác phiên dịch văn bản Hán Nôm, tư vấn văn hóa Hán Nôm, du lịch văn hóa, phiên dịch tiếng Trung Quốc…

Em có đọc thông tin trên website của Trường về việc tuyển sinh ngành kép, vậy sinh viên Khoa Lịch sử nếu có nhu cầu mở rộng kiến thức và cơ hội tiếp cận các loại hình công việc sau khi ra trường có thuộc đối tượng được đăng ký không ạ? (Đinh Hoàng Hải)

Th.S Đinh Việt Hải:

Chào em, trước hết, Thầy sửa lại chút xíu, vì em có sự nhầm lẫn giữa ngành kép và bằng kép. Thông tin tuyển sinh hiện có trên website là tuyển sinh bằng kép em nhé.

Bằng kép hiểu 1 cách đơn giản là sinh viên đang học một ngành của trường có thể có cơ hội học thêm 1 ngành khác (ngành học thứ hai) và sau khi tốt nghiệp sẽ nhận 2 bằng cử nhân chính quy có giá trị như nhau. Khi học ngành học thứ hai, sinh viên được miễn tất cả các môn học đã học ở ngành học thứ nhất. Hiện tại, tất cả các ngành của trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đã chung nhau 50 tín chỉ/135 tín chỉ (37.04%). Ngoài 50 tín chỉ này, giữa các ngành cùng khối ngành (ví dụ khối ngành Nhân văn, khối ngành Khoa học xã hội và Hành vi, khối ngành Quản lý và Kinh doanh …) còn chung nhau 17 tín chỉ nữa. Như vậy, xấp xỉ 50% thời lượng các ngành cùng khối ngành là giống nhau. Đó là cơ hội rất lớn để sinh viên có thể học thêm ngành thứ hai, tức là học bằng kép.

Đương nhiên, để học bằng kép và nhận 2 bằng cũng có những điều kiện như khi hết năm thứ nhất, sinh viên phải đạt học lực khá trở lên mới được đăng ký học  bằng kép. Trong quá trình học, sau mỗi học kỳ, không một ngành nào được đạt mức học lực dưới trung bình mới được tiếp tục học cùng lúc hai ngành. Phải tốt nghiệp ngành thứ nhất mới được tốt nghiệp ngành thứ hai và đặc biệt lưu ý là, thời gian tối đa để học và tốt nghiệp ngành thứ hai bằng thời gian tối đa của khóa học của ngành thứ nhất, tức là 6 năm học.  Nôm na là trong 6 năm học, bạn phải hoàn thành 2 ngành học cử nhân. Chắc chắn sức ép sẽ không hề nhỏ và kinh phí học tập cũng hơn hẳn học một ngành.

Theo quy định hiện hành, sau khi học hết năm thứ nhất, sinh viên tất cả các ngành thuộc trường ĐHKHXH & NV có cơ hội học thêm một ngành thứ hai trong các ngành  Báo chí, Quốc tế học, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Khoa học quản lý của Trường Đại học KHXH & NV hoặc ngành tiếng Anh, tiếng Trung của Trường Đại học Ngoại ngữ.

Yêu cầu về tiếng Anh trong việc phân khoa trong khoa Đông Phương học như thế nào ạ? (Thủy Tiên)

Th.S Đinh Việt Hải:

Việc phân chuyên ngành trong Khoa Đông phương sẽ được tiến hành vào cuối học kỳ 1 năm thứ nhất dựa trên kết quả học tập của học kỳ đó. Trong kết quả học tập này có điểm của môn tiếng Anh được tính vào trung bình chung của học kỳ giống như các môn học khác. Tuy vậy, có 2 điểm đặc biệt làm cho môn Tiếng Anh có ảnh hưởng đáng kể trong việc phân chuyên ngành của sinh viên:

– Môn Tiếng Anh luôn được mở vào học kỳ I (học phần Tiếng Anh A1) với thời lượng 4 tín chỉ, là môn học có thời lượng lớn nhất trong khoảng 6 môn học của học kỳ. Như vậy, kết quả của môn tiếng Anh cũng có ảnh hưởng lớn nhất đến điểm trung bình chung học kỳ – căn cứ quan trọng để xét phân chuyên ngành.

– Nhà trường có chính sách miễn học miễn thi công nhận điểm tối đa (điểm A+) cho sinh viên đạt trình độ tiếng Anh A1, A2, B1 … thông qua việc đánh giá trong kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh được tổ chức ngay đầu học kỳ I (thường là 2 tuần sau khi nhập học). Và khi sinh viên đạt chuẩn A1 được miễn học học phần A1, đạt A2 miễn A2, đạt B1 miễn B1 và ghi điểm A+ vào học kỳ đầu tiên của khóa học luôn. Bởi thế, nếu một tân sinh viên ngành Đông phương học có năng lực tiếng Anh tốt, đạt B1 qua kỳ thi đánh giá năng lực Tiếng Anh thì học kỳ đó có 3 môn đạt điểm A+ với số tín chỉ lần lượt là 4, 5, 5 thì chăc chắn có ưu thế lớn trong việc phân chuyên ngành so với các sinh viên khác.

Bởi thế, lời khuyên dành cho thí sinh thi vào ngành Đông phương học là bất cứ lúc nào có thể, ngay từ bây giờ, là học Tiếng Anh (cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết) để có ưu thế sớm trong cuộc đua phân chuyên ngành sau học kỳ I, năm thứ nhất.

Cho em hỏi là điều kiện để được học chương trình chất lượng quốc tế của khoa ngôn ngữ học là như thế nào ạ (Bi An Trần)

Th.S Đinh Việt Hải:

Chào em, điều kiện tiên quyết để có cơ hội trở thành sinh viên ngành Ngôn ngữ học chương trình đào tạo đạt trình độ quốc tế là em phải trúng tuyển vào một ngành bất kỳ trong ĐHQG Hà Nội (Thầy nhấn mạnh là trong ĐHQG Hà Nội, chứ không phải chỉ riêng Trường Đại học KHXH&NV) và nhập học vào đầu tháng 09/2014.

Sau đó, em sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào chương trình này theo phương thức đánh giá năng lực toàn diện. Phương thức tuyển sinh này sẽ yêu cầu ứng viên cần phải làm một bài thi đánh giá năng lực (kiến thức tổng hợp chứ không phải chỉ 3 môn thi của khối thi mà em đã thi). Sau đó, hội đồng tuyển sinh sẽ căn cứ kết quả bài thi này cùng với một bài thi về ngoại ngữ và kết quả học ở THPT, kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển sinh viên vào học.

Như vậy, em có thể hiểu là để vào học các chương trình đào tạo đạt trình độ quốc tế thì em cần có kiến thức toàn diện, học tốt ngoại ngữ và có quá trình học ở THPT thật tốt để có được lợi thế trong việc dự thi vào chương trình này.

Em được biết là trường KHXH&NV đang hướng tới là 1 trường DH nghiên cứu. Và theo như khung chương trình của  khoa Đông Phương học thì giữa việc học ngôn ngữ mới và việc học văn hoá mới, trường mình sẽ thiên về văn hoá hơn phải không ạ? Thêm nữa là sang kỳ 2 năm nhất sinh viên mới bắt đầu phân chuyên ngành học tiếng. Như vậy thì ngoại ngữ sẽ không phải là lợi thế của trường mình ( nếu so với các trường chuyên tiếng khác học ngay từ đầu)? Em cũng muốn biết đầu ra của khoa Đông Phương học chủ yếu theo hướng “nghiên cứu” hay “thực hành”(như phiên/ biên dịch)? Và nếu theo hướng nghiên cứu thì thực sự em thấy vẫn còn khá mơ hồ về nghề nghiệp tương lai! Mong các thầy cô sớm giải đáp thắc mắc này giúp em! Em cảm ơn ạ! (Nguyễn Phong Lan)

TS Phạm Thị Thu Giang:

Cảm ơn em đã quan tâm và tìm hiểu rất kỹ về Khoa Đông phương học. Về ngoại ngữ chuyên ngành, mặc dù sinh viên sẽ bắt đầu học từ sau khi đã được phân chuyên ngành, tức là từ Học kỳ thứ 2, nhưng Chương trình đào tạo của Khoa đã được xây dựng theo hướng đẩy nhanh tốc độ giảng dạy và tạo môi trường thuận lợi cho việc học ngoại ngữ (tăng cơ hội lưu học, giao lưu với sinh viên nước ngoài và mời các giáo sư nước ngoài sang giảng bài…) để khi ra trường sinh viên sẽ có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh chuyên ngành B1 và tiếng chuyên ngành đủ để có thể giao tiếp, làm việc với những người thuộc đất nước đó. Về kiến thức chuyên ngành, đúng như em nêu, Khoa Đông phương học cũng


1
Bạn cần hỗ trợ tuyển sinh?